Kinh nghiệm quản lý tòa nhà văn phòng sẽ giúp nhà đầu tư vận hành bất động sản một cách dễ dàng và thu về lợi nhuận. Hãy cùng Pan Services Hà Nội tìm hiểu 7 kinh nghiệm quản lý tòa nhà văn phòng hiệu quả từ các chuyên gia trong bài viết dưới đây.
1. 7 kinh nghiệm quản lý tòa nhà văn phòng hiệu quả
Quá trình vận hành và quản lý một tòa nhà văn phòng chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Nếu không cẩn trọng rất có thể dẫn đến tình trạng hoạt động không hiệu quả và thua lỗ. Chính vì vậy, các chủ đầu tư cần xây dựng kế hoạch quản lý rõ ràng và lưu ý những vấn đề dưới đây.
1.1. Bảo trì tòa nhà định kỳ
Một tòa nhà văn phòng bảo trì kém, cơ sở vật chất không đảm bảo có thể giảm tiềm năng tìm kiếm khách thuê. Thực tế cho thấy rằng, khi tìm thuê văn phòng, đa số khách hàng đều muốn một không gian làm việc sạch sẽ, tiện nghi, thể hiện được tầm vóc và độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
Do đó, chủ đầu tư cần bảo trì tòa nhà văn phòng thường xuyên như: lợp mái, kính, sơn, cảnh quan, bảo trì kiểm tra khu vực đậu xe, hệ thống điện -nước, internet… Đối với cụ thể từng văn phòng, cần kiểm tra nội thất, tường, sàn, đồ đạc… Kịp thời phát hiện hỏng hóc, xử lý để giảm thiểu tối đa tổn thất.
Đồng thời, chủ đầu tư cũng cần xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo trì tài sản định kỳ theo tháng, năm. Ví dụ:
- Định kỳ 1 tháng 1 lần tiến hành bảo trì hệ thống điện – nước, thông gió, phòng cháy – chữa cháy,…
- Định kỳ 3 tháng 1 lần cải tạo, chăm sóc cảnh quan.
- Định kỳ 1 năm 1 lần thông hút bể phốt, xử lý các vết hở kẽ nứt tường trần sàn…
Ngoài ra, khi có sự cố phát sinh, chủ đầu tư cũng cần tiến hành bảo trì ngay lập tức. Việc xử lý các hỏng hóc kịp thời sẽ giúp làm giảm thiểu tối đa các thiệt hại về cơ sở vật chất. Giúp chủ đầu tư kéo dài được tuổi thọ của bất động sản. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, bạn có thể khai thác tòa nhà lâu hơn, gia tăng lợi ích kinh tế.
Bên cạnh đó, việc bảo trì thường xuyên sẽ góp phần xây dựng tiêu chuẩn cao hơn cho tòa nhà, khẳng định uy tín trách nhiệm của chủ đầu tư. Từ đó thu hút được nhiều khách hàng hơn. Khi dịch vụ và cơ sở vật chất của tòa nhà tốt và đảm bảo hơn so với mặt bằng chung, chủ đầu tư cũng hoàn toàn có thể cho thuê với giá cao hơn.
1.2. Hiểu biết rõ về hợp đồng cho thuê
Thông thường một tòa nhà văn phòng sẽ có rất nhiều khách thuê, tương ứng với đó là nhiều hợp đồng khác nhau. Là chủ đầu tư, bạn phải đảm bảo rằng mình đã hiểu và nắm hết được các điều khoản trong hợp đồng cũng như quyền hạn và trách nhiệm của mình. Từ đó thực hiện đầy đủ các cam kết và đặt uy tín lên hàng đầu.
Đồng thời, khi thiết lập hợp đồng, chủ đầu tư cũng cần hiểu biết và nắm rõ về các điều luật và quy định của nhà nước để tránh xảy ra tranh chấp về pháp lý. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia quản lý tòa nhà văn phòng, nếu không chắc chắn về những thông tin liên quan đến pháp luật, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của các bên có chuyên môn.
Chỉ như vậy chủ đầu tư mới có thể tạo nên một hợp đồng công bằng, rõ ràng và hợp pháp. Đây chính là cơ sở cho mối quan hệ bền vững và lâu dài giữa chủ đầu tư và các doanh nghiệp thuê tòa nhà văn phòng.
Tham khảo ngay: Mẫu hợp đồng quản lý tòa nhà văn phòng “CHUẨN” từ Pan Services Hà Nội
1.3. Hiểu rõ bất động sản của chính mình
Một kinh nghiệm quản lý tòa nhà văn phòng khác không kém phần quan trọng mà các chủ đầu tư phải lưu ý, đó là hãy nắm rõ bất động sản của mình từ trong ra ngoài.
Hãy chắc chắn rằng tòa nhà của mình cung cấp đầy đủ những gì mà người thuê cần, đáp ứng đủ nhu cầu của từng loại khách hàng.
Để làm được điều đó, chủ đầu tư cần dành thời gian nghiên cứu khách hàng mục tiêu. Tìm hiểu chính xác nhu cầu của họ, các yếu tố mà họ quan tâm đến khi tìm thuê văn phòng của bạn. Đảm bảo phát huy những ưu điểm đó và khắc phục những khuyết điểm còn tồn đọng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất và tiện ích của tòa nhà. Từ đó mang tới dịch vụ trọn gói đầy đủ, tăng khả năng chốt khách cho bất động sản của mình.
Ngoài ra, trước khi bàn giao cho khách thuê, chủ đầu tư cũng cần kiểm tra và chụp hình lại hiện trạng của mặt bằng văn phòng. Sau đó lập biên bản bàn giao hiện trạng ghi đầy đủ thông tin về tình trạng cơ sở vật chất như điện nước, thông gió, cửa, tường, trần, sàn, bàn ghế, máy móc…
Việc thành lập biên bản này không chỉ giúp chủ đầu tư nắm rõ tình trạng tài sản của mình, mà còn góp phần tác động khiến khách thuê có trách nhiệm và giữ gìn cơ sở vật chất hơn. Khi có phát sinh hoặc sự cố, chủ đầu tư và khách thuê cũng có căn cứ để xử lý sao cho thỏa đáng.
Xem thêm: Cách quản lý tòa nhà văn phòng HIỆU QUẢ – THÀNH CÔNG
1.4. Học cách giao tiếp cùng người thuê
Một kinh nghiệm quản lý tòa nhà văn phòng được rất nhiều chuyên gia tâm đắc là hãy xây dựng mối quan hệ khăng khít với khách thuê. Hãy ghi nhớ rằng, đây là mối quan hệ win – win, 2 bên cùng có lợi.
Chủ đầu tư cần thường xuyên liên lạc thăm hỏi tình hình của khách thuê để đảm bảo rằng mọi thứ liên quan đến cơ sở vật chất đều hoạt động tốt. Thông qua đó, chủ đầu tư cũng có thể tìm hiểu về các vấn đề mà khách thuê chưa hài lòng, hoặc các nhu cầu mới của họ… Từ đó đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách thuê.
Ngoài ra, trước khi tiến hành thay đổi, sửa chữa hay cải tạo, chủ đầu tư cũng cần có thông báo rõ ràng tới khách thuê để họ sắp xếp, tránh ảnh hưởng tới công việc. Để thể hiện sự chu đáo, ngoài việc thông báo trực tiếp, bạn có thể thông báo dưới dạng văn bản hoặc email.
Bên cạnh đó, khi có các vấn đề xảy ra, hãy khéo léo giao tiếp để xử lý để tốt cho cả hai bên. Không nên căng thẳng, gây hiểu lầm và phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp, ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của mình.
1.5. Nâng cấp chất lượng tài sản thường xuyên
Thường xuyên nâng cấp chất lượng tài sản cũng là một trong các kinh nghiệm quản lý tòa nhà văn phòng hiệu quả mà các chủ đầu tư nên lưu ý.
Hoạt động này trước mắt có thể tốn một khoản chi phí nhỏ nhưng về lâu dài sẽ góp phần nâng cấp giá trị bất động sản của chủ đầu tư. Bởi lẽ, khi chất lượng cơ sở vật chất của tòa nhà được cải thiện, bạn hoàn toàn có thể cho thuê với mức cao hơn.
Để làm được điều đó hãy thường xuyên cập nhật các tiện ích, các xu hướng và công nghệ mới cho tòa nhà văn phòng. Từ đó nâng cao trải nghiệm của người thuê. Khi sở hữu cơ sở vật chất và mang tới trải nghiệm người dùng tốt, bạn đã có nhiều hơn thế mạnh so với đối thủ cạnh tranh. Đây chính là cơ sở và căn cứ giúp gia tăng cơ hội tái ký hợp đồng, giúp tài sản của bạn được khai thác liên tục, tối đa hóa lợi ích.
Kế hoạch nâng cấp tài sản cần được xây dựng rõ ràng, có chiến lược và lộ trình cụ thể. Tránh cải tạo một cách tùy hứng, không đồng bộ, gây lãng phí ngân sách, giảm hiệu quả kinh doanh của tòa nhà.
1.6. Lưu trữ thông tin quan trọng
Khi quản lý tòa nhà văn phòng, chủ đầu tư cũng cần chú ý đến việc lưu trữ các thông tin quan trọng.
- Lưu trữ các thông tin về người thuê, hồ sơ, hợp đồng: Đây là các văn bản quan trọng liên quan đến việc bạn bàn giao tài sản của mình cho người khác đi kèm với các trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan. Các giấy tờ này sẽ là căn cứ cho pháp luật bảo vệ và xử lý các vấn đề phát sinh. Do đó, hãy lưu giữ và bảo quản các thông tin này thật cẩn thận.
- Lưu trữ các hóa đơn, biên lai thu chi: Đây là căn cứ để tính toán chi phí hàng tháng của khách thuê. Do đó, các hóa đơn, biên lai chi về điện nước, bảo trì… chủ đầu tư cần phải công khai với khách thuê và lưu giữ cẩn thận.
- Lưu trữ báo cáo tài chính: Bạn sẽ không thể biết được mô hình kinh doanh quản lý tòa nhà văn phòng của mình có hiệu quả không nếu không nắm được báo cáo tài chính. Sự so sánh báo cáo tài chính qua các giai đoạn cũng giúp chủ đầu tư đánh giá được quá trình khai thác bất động sản đang trong chiều hướng đi lên hay chững lại. Từ đó có quá trình điều chỉnh kịp thời, tối đa hóa lợi nhuận.
1.7. Thời hạn thanh toán tiền thuê
Thiết lập thời hạn thanh toán tiền thuê là một vấn đề quản lý tòa nhà văn phòng hiệu quả cho các chủ đầu tư.
Thay vì để thanh toán 1 tháng, bạn có yêu cầu người thuê thanh toán theo từng chu kỳ. Một chu kỳ khoảng từ 3 đến 6 tháng là hợp lý. Việc này sẽ giúp hai bên giản lược bớt các thủ tục thanh toán phiền phức. Đồng thời giúp chủ đầu tư có kinh phí cho các hoạt động bảo trì định kỳ.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng cần hạn chế tối đa các rủi ro thanh toán như: người thuê chậm tiền/ nợ tiền thuê văn phòng hoặc phá vỡ hợp đồng, chuyển đi bất ngờ, không báo sớm… Để làm được điều đó, hãy xây dựng các điều khoản rõ ràng cho từng trường hợp trong hợp đồng. Nếu cần thiết có thể quy định các cơ chế phạt một cách hợp lý và hợp pháp nâng cao trách nhiệm của khách thuê.
Xem thêm: Những điều cần biết về chi phí quản lý tòa nhà văn phòng
2. Quản lý tòa nhà văn phòng cho thuê cùng Pan Services Hà Nội
Để quản lý tòa nhà văn phòng cho thuê tốt, chủ đầu tư cần thực hiện nhiều quy trình, hạng mục và công việc phức tạp. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc sở hữu nhiều tòa nhà, bạn nên hợp tác với một đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý uy tín, giàu kinh nghiệm và sở hữu phần mềm thông minh để tăng cường hiệu quả kinh doanh.
Pan Services Hà Nội là một đơn vị hội tụ đủ các yếu tố đó. Là đơn vị trực thuộc tập đoàn Nihon Housing – tập đoàn hàng đầu Nhật Bản về lĩnh vực quản lý bất động sản. Bên cạnh quy trình quản lý bài bản, chuyên nghiệp chuẩn Nhật được thừa hưởng từ tập đoàn mẹ, Pan Services Hà Nội còn sở hữu đội ngũ nhân sự chất lượng cao, giàu kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý các tòa nhà, đặc biệt là tòa nhà văn phòng.
Các công tác vận hành được Pan Services triển khai minh bạch, rõ ràng thông qua phần mềm HomeID. Thông qua đó, chủ đầu tư có thể dễ dàng theo dõi tình hình tài sản cũng như hiệu quả kinh doanh tòa nhà của mình bất kỳ lúc nào và tại bất kỳ đâu.
Dù là hình thức mang lại lợi nhuận kinh tế bền vững nhưng việc khai thác kinh doanh từ hình thức tòa nhà văn phòng luôn ẩn chứa nhiều rủi ro đối với chủ đầu tư. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong vận hành, cần sự hỗ trợ từ một đơn vị giàu kinh nghiệm quản lý tòa nhà văn phòng thì hãy liên hệ với Pan Services để được tư vấn hỗ trợ ngay hôm nay.
- Địa chỉ: Tầng Lửng, Tòa nhà Văn phòng HEID, Ngõ 12 Láng Hạ, P. Thành Công, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội, Việt Nam.
- Điện thoại: 0243 934 5199
- Hotline: 0866 95 11 95
- Email: hanoi@panservices.vn
- Website: https://panservices-hanoi.vn/
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để xếp hạng nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số vote: 1
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.