Để quá trình vận hành và khai thác tòa nhà diễn ra trơn tru và mang lại hiệu quả thì việc tuân thủ các quy định là điều cần thiết. Hãy cùng Pan Services tìm hiểu về 9 quy định quản lý tòa nhà quan trọng mà bất củ chủ đầu tư nào cũng cần nắm rõ.
1. Quy định quản lý tòa nhà là gì?
Quy định quản lý tòa nhà là hệ thống những nội dung được thành lập bởi chủ đầu tư, ban quản lý tòa nhà quy định về các hoạt động vận hành của tòa nhà theo pháp luật như:
- Quy định về vấn đề vệ sinh, mỹ quan tòa nhà
- Quy định về các đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự tòa nhà
- Quy định về bảo trì, bảo dưỡng, quản lý kỹ thuật,
- Quy định về các hoạt động truyền thông, quan hệ khách hàng
- Quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản chung và tài sản riêng trong tòa nhà
- Quy định về các khoản phí phải đóng góp cho công tác quản lý, vận hành tòa nhà…
Khi những quy định này được ban hành, toàn bộ các bộ nhân viên, các đơn vị và bộ phận liên quan đều phải thực hiện và tuân thủ theo. Đồng thời, chủ đầu tư, các thành viên trong ban quản lý tòa nhà tùy thuộc vào vị trí của mình sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ tương ứng trong hoạt động giải thích, hỗ trợ và điều chỉnh mọi người trong quá trình thực hiện.
Như vậy, có thể thấy quy định quản lý tòa nhà là một trong những yếu tố then chốt góp phần giúp quá trình vận hành tòa nhà được diễn ra một cách có hệ thống, bài bản. Từ đó góp phần duy trì an ninh, trật tự, tạo dựng lối sống văn minh, duy trì chất lượng cơ sở vật chất… cho tòa nhà. Đồng thời nâng cao điều kiện sống, đảm bảo an toàn và lợi ích của người sử dụng và chủ đầu tư.
2. Những lưu ý về quy định quản lý tòa nhà
Theo quy định luật nhà ở để thiết lập và triển khai các quy định quản lý tòa nhà thì ban quản trị cần có giấy phép quản lý tòa nhà theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời các cá nhân trong Ban quản trị tòa nhà phải là những người tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý, sử dụng nhà chung cư do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư tổ chức theo quy định của Bộ Xây dựng. (luật nhà ở 2014)
Bên cạnh đó, Ban quản trị tòa nhà cũng cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành sở tại để triển khai các quy định, các hoạt động hợp pháp để bảo vệ an toàn, đảm bảo quyền lợi cho cư dân của tòa nhà.
3. Những quy định quản lý tòa nhà cần nắm rõ
Các quy định quản lý tòa nhà do chủ đầu tư đưa ra bên cạnh việc đảm bảo cho quá trình vận hành và khai thác tòa nhà hiệu quả thì còn cần tuân theo quy định của pháp luật. Hiện nay Bộ Xây Dựng đã có văn bản chính thức về các quy định của nhà nước liên quan đến vấn đề này trong Thông tư số 06/2019/TT-BXD.
Tham khảo tại đây.
3.1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Các quy định này được áp dụng đối với chủ sở hữu, người sử dụng tòa nhà, chủ đầu tư hoặc các cá nhân, tổ chức khác liên quan đến quản lý sử dụng tòa nhà.
3.2. Quy định về trách nhiệm và quyền hạn của chủ đầu tư
Để các hoạt động quản lý tòa nhà diễn ra đúng pháp luật, chủ đầu tư cũng cần nắm rõ quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong quản lý tòa nhà.
3.2.1. Quyền của chủ đầu tư
Theo quy định quản lý tòa nhà đã nêu trên, đối với hoạt động quản lý tòa nhà, chủ đầu tư có các quyền hạn hợp pháp sau đây:
- Được đại diện cho các hộ dân trong tòa nhà Ký hợp đồng với doanh nghiệp quản lý vận hành Tòa nhà khi chưa thành lập Ban quản trị Tòa nhà.
- Được quyền quản lý và khai thác kinh doanh một số khu vực của tòa nhà (nêu rõ trong hồ sơ hợp đồng).
- Được phép thu phí một số tiện ích của tòa nhà (nếu có). Đồng thời, toàn quyền quyết định và sử dụng nguồn thu từ các dịch vụ trên.
- Được toàn quyền quản lý các khu vực thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư thuộc phạm vi tòa nhà. Đồng thời toàn quyền sử dụng nguồn thu từ việc khai thác trên.
- Được quyền ngừng cung cấp hoặc yêu cầu đơn vị phụ trách ngừng cung cấp điện nước và các tiện ích cho các căn hộ nếu vi phạm nghiêm trọng quy chế, quy định quản lý tòa nhà.
3.2.2. Trách nhiệm của chủ đầu tư
Bên cạnh các quyền lợi thì chủ đầu tư cũng có những trách nhiệm và nghĩa vụ cụ thể theo quy định quản lý tòa nhà.
- Chịu trách nhiệm quản lý, vận hành chung cư trong giai đoạn trước khi hội nghị nhà chung cư được tổ chức lần đầu tiên.
- Chủ đầu tư có nghĩa vụ chủ trì, tổ chức Hội nghị tòa nhà và cử người tham gia Ban quản trị theo quy định tại Quy chế quản lý sử dụng tòa nhà của Bộ Xây dựng.
- Khi lựa chọn đơn vị quản lý, chủ đầu tư cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng, lựa chọn các đơn vị uy tín, hoạt động hợp pháp và có trách nhiệm với hoạt động quản lý. Đề xuất đơn vị quản lý tòa nhà này trong hội nghị nhà chung để hội nghị thống nhất thông qua.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm thu phí bảo trì phần sở hữu chung trong tòa nhà theo quy định tại Nghị định số 71/20210/NĐ -CP ngày 23/6/201 của chính phủ. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng cần thực hiện công tác quản lý kinh phí bảo trì tòa nhà theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Khi ban quản trị nhà chung được thành lập, chủ đầu tư có trách nhiệm lập, bàn giao và lưu trữ hồ sơ tòa nhà cho ban quản trị.
- Chủ đầu tư cũng cần hướng dẫn cụ thể quy trình sử dụng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị trong tòa nhà cho người sử dụng tòa nhà.
3.3. Quy định về doanh nghiệp quản lý vận hành tòa nhà
Doanh nghiệp quản lý vận hành tòa nhà là đơn vị được chủ đầu tư ký kết hợp đồng thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà. Đơn vị này có trách nhiệm đảm bảo các hoạt động vận hành của tòa nhà diễn ra đúng quy định.
Xem thêm: Top 15 các công ty quản lý tòa nhà tại Hà Nội CHỌN LỌC
3.3.1. Quyền của doanh nghiệp quản lý tòa nhà
Khi ký kết hợp đồng và tiếp nhận công tác quản lý tòa nhà, doanh nghiệp quản lý được quyền:
- Được phép ký kết hợp đồng phụ với các doanh nghiệp khác cung cấp dịch vụ cho tòa nhà (nếu có).
- Được hưởng chế độ giống như các dịch vụ công ích khi cung cấp dịch vụ cho nhà chung cư theo quy định của pháp luật.
3.3.2. Trách nhiệm của doanh nghiệp quản lý và vận hành tòa nhà
Theo quy định quản lý tòa nhà, đại diện chủ đầu tư thực hiện các công tác vận hành, doanh nghiệp quản lý tòa nhà có những nghĩa vụ và trách nhiệm sau:
- Triển khai các hoạt động vận hành và quản lý tòa nhà theo các điều khoản trong hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.
- Thông báo bằng văn bản, hướng dẫn và tuyên truyền tới cư dân về những nội quy, quy định quản lý tòa nhà.
- Khi các cư dân mua sắm các trang thiết bị cá nhân cần hướng dẫn, lắp đặt khớp nối vào hệ thống trang thiết bị dùng chung (điều hòa, đường ống nước…) để không ảnh hưởng đến hoạt động chung của tòa nhà.
- Hướng dẫn cụ thể, yêu cầu người dân thực hiện theo đúng quy định nếu cư dân có hoạt động sửa chữa, cải tạo căn hộ. Tránh ảnh hưởng tới kết cấu chung của tòa nhà. Đồng thời tiến hành lập hồ sơ và hoàn thiện các thủ tục cấp phép cho hoạt động này.
- Xây dựng kế hoạch và tiến hành các hoạt động kiểm tra định kỳ các chi tiết, bộ phận, trang thiết bị của tòa nhà, đảm bảo cho công tác quản lý vận hành.
- Cần thực hiện các công tác phát hiện các nguy cơ, ngăn ngừa, sửa chữa kịp thời. Hạn chế tối đa hư hại và mất mát.
- Thúc đẩy quá trình cư dân hoàn thiện thanh toán các khoản phí dịch vụ hàng tháng. Trong trường hợp bị trễ hạn hoặc vi phạm theo quy định của tòa nhà, cần tiến hành các công tác đề nghị cơ quan ngừng cung cấp các dịch vụ.
- Doanh nghiệp quản lý tòa nhà có nghĩa vụ lập báo cáo định kỳ theo quy định về công tác quản lý vận hành tòa nhà với Bản trị tòa nhà, chủ đầu tư, trưng cầu ý kiến để giải quyết các phát sinh.
3.4. Quy định về ban quản trị tòa nhà
Ban quản trị tòa nhà được thành lập thông qua buổi Hội nghị tòa nhà do các chủ sở hữu và người sử dụng căn hộ bầu ra theo nguyên tắc bỏ phiếu đa số.
3.4.1. Quyền hạn của ban quản trị tòa nhà
Là tổ chức đại diện cho toàn bộ các chủ sở hữu, theo quy định các bên tham gia trong quá trình quản lý vận hành tòa nhà, ban quản trị tòa nhà có các quyền hạn sau:
- Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của tòa nhà theo quy định của Luật nhà ở và quyết định của Hội nghị tòa nhà.
- Được quyền ký hợp đồng cung cấp dịch vụ, quản lý vận hành nhà chung cư với đơn vị có năng lực quản lý vận hành sau khi đã được Hội nghị nhà chung cư lựa chọn theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 102 của Luật Nhà ở.
- Được quyền trục tiếp thu hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp quản lý vận hành thu kinh phí quản lý và vận hành tòa nhà
- Ban quản trị tòa nhà được hưởng thù lao trách nhiệm, được hỗ trợ kinh phí và các chi phí hợp lý khác phục vụ cho hoạt động của Ban quản trị
- Được quyền quyết định giá dịch vụ tòa nhà thông qua biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín tại các buổi hội nghị tòa nhà
- Có quyền kiểm tra các báo cáo thu – chi tài chính về các hoạt động quản lý vận hành do Doanh nghiệp quản lý vận hành thực hiện theo hợp đồng đã ký kết. Qua đó công khai minh bạch các kết quả trong Hội nghị tòa nhà.
3.4.2. Trách nhiệm của ban quản trị tòa nhà
Điều 104 Luật Nhà ở năm 2014, Ban quản trị tòa nhà có trách nhiệm và nghĩa vụ sau:
- Đôn đốc, nhắc nhở các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong việc thực hiện nội quy, quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.
- Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong tòa nhà,
- Trong trường hợp xảy ra vấn đề cấp bách hoặc định kỳ 6 tháng/ 1 lần ban quản trị tòa nhà cần thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của người sử dụng nhà chung cư về việc quản lý, sử dụng và cung cấp các dịch vụ nhà chung cư để phối hợp với cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân có liên quan xem xét, giải quyết
- Triển khai thực hiện đúng quy định hoạt động của ban quản trị tòa nhà đã được Hội nghị tòa nhà thông qua. Không được quyền tự bãi miễn hoặc bổ sung thành viên trong quá trình hoạt động. Mọi sự thay đổi đều phải trưng cầu ý kiến trong các buổi họp bầu quyết định kỳ 2 năm.
- Ban quản trị tòa nhà phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư khi thực hiện quyền và trách nhiệm không đúng với quy định tại khoản này
- Thực hiện các công việc không trái pháp luật khác do Hội nghị tòa nhà đưa ra.
3.5. Quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu căn hộ tòa nhà
Theo quy định quản lý tòa nhà của Luật Nhà ở 2014, những cá nhân này cũng có những quyền hạn và nghĩa vụ nhất định.
- Có quyền sở hữu đối với diện tích sàn mà mình đã sử dụng. Đồng thời có quyền bất khả xâm phạm về diện tích sàn đã thuộc sở hữu hợp pháp của mình.
- Được quyền sử dụng diện tích sàn này vào mục đích để ở, và các mục đích hợp pháp và hợp quy định khác.
- Chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ các công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở.
- Chủ sở hữu căn hộ có trách nhiệm cung cấp thông tin, công khai các nội dung liên quan đến việc sử dụng căn hộ phục vụ cho mục đích quản lý tòa nhà.
- Chấp hành các quy định quản lý tòa nhà được Hội nghị tòa nhà thông qua
- Có trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo trì, bảo quản đối với phần diện tích sàn và cơ sở hạ tầng thuộc quyền sở hữu riêng.
- Chủ sở hữu có nghĩa vụ đóng góp đầy đủ các khoản phí dịch vụ, các chi phí quản lý vận hành, bảo trì phần sở hữu chung của toàn nhà theo quy định.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để người có trách nhiệm công vụ thực hiện các công tác quản lý và vận hành tòa nhà.
- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của tòa nhà về việc sử dụng, bảo quản các tài sản chung. Thực hiện đúng các quy định về phòng chống cháy nổ, chữa cháy, vệ sinh công cộng, an ninh trật tự. Nếu phát hiện những sai phạm và bất thường cần kịp thời thông báo cho ban quản lý tòa nhà.
- Thực hiện đầy đủ việc khai báo tạm trú, tạm vắng theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp chủ sở hữu căn hộ ủy quyền sử dụng cho cá nhân tổ chức khác thì cần thông báo rõ về các quy định, nội quy của tòa nhà để cá nhân tổ chức này tuân theo.
- Chủ sở hữu có nghĩa vụ phải khôi phục lại nguyên trạng hoặc bồi thường hành chính khi gây ra thiệt hại đối với phần sở hữu chung hoặc, phần sở hữu riêng của chủ sở khác.
2.6. Quy định về các hành vi nghiêm cấm trong quản lý sử dụng tòa nhà
Để quá trình vận hành và quản lý tòa nhà diễn ra thuận lợi thì các hành vi có nguy cơ gây thiệt hại về người và tài sản, các hoạt động vi phạm pháp luật phải được nêu rõ trong quy định quản lý tòa nhà. Thông thường các quy định này sẽ nghiêm cấm các hành vi bao gồm:
- Các hoạt động cơ nới, cải tạo phá dỡ, xâm phạm phần diện tích chung… hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng chung, không đồng nhất với kiến trúc của tòa nhà.
- Phân chia, chuyển đổi phần sở hữu chung, phần diện tích thuộc sở hữu quản lý riêng của chủ đầu tư trái với quy định.
- Các hoạt động gây ồn, mất mỹ quan, ảnh hưởng tới vệ sinh chung, gây ô nhiễm môi trường, hoặc chăn nuôi gia súc, gia cầm tại diện tích sử dụng chung.
- Sử dụng hoặc cho người khác sử dụng các tài sản chung, hoặc phần sở hữu riêng trái với mục đích và quy định của ban quản trị tòa nhà.
- Tàng trữ, kinh doanh các chất cấm, các chất cháy nổ, hoặc các mặt hàng có nguy cơ gây cháy nổ và hóa chất độc hại ( gas, pháo…)
- Tổ chức đánh bạc, mua bán dâm, nghiện hút, tiêm chích ma túy và các hoạt động không lành mạnh khác ảnh hưởng tới trật tự công cộng và tòa nhà.
2.7. Quy định về các khoản phí, mức phí phải đóng góp
Đơn vị quản lý tòa nhà, ban quản trị tòa nhà, chủ đầu tư cũng cần lưu ý để đưa ra các điều khoản hợp pháp về mức phí quản lý.
2.7.1. Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung
Theo điều 108 và 109 của Luật Nhà ở 2014 do Bộ Xây dựng quy định, kinh phí bảo trì chỉ được sử dụng để bảo trì các phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư, không được sử dụng cho việc quản lý vận hành nhà chung cư và mục đích khác.
Theo khoản a, điều 108 của Luật nhà ở 2014 quy định:
- Đối với diện tích nhà bán: Tính khoản 2% giá trị căn hộ (hoặc diện tích bán hay cho thuê) mà người mua phải đóng khi nhận bàn giao theo quy định rõ trong hợp đồng mua bán hay hợp đồng cho thuê.
- Diện tích chủ đầu tư giữ lại, không bán (không tính phần diện tích thuộc sử dụng chung): Chủ đầu tư phải nộp 2% giá trị của phần diện tích trên và được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của khu chung cư đó.
Trường hợp khoản kinh phí bảo trì này không đủ thì sẽ huy động thêm đóng góp từ các chủ sở hữu. Mức đóng góp cụ thể sẽ được thông qua trong hội nghị tòa nhà và cần đảm bảo nguyên tắc mức đóng góp tương ứng với diện tích sở hữu riêng của từng chủ sở hữu trong tòa nhà
2.7.2. Phí quản lý
Đây là khoản phí mà hàng tháng chủ sở hữu hoặc người sử dụng cần đóng cho đơn vị quản lý vận hành tòa nhà để phục vụ cho các công tác vận hành, duy tu và bảo dưỡng tòa nhà.
Thông tư số 02/2016/TT-BXD quy định rõ tại điều 30 về phí quản lý tòa nhà như sau:
Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được xác định bằng tiền Việt Nam đồng và tính trên mỗi mét vuông(m2) diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư (xác định theo diện tích thông thủy).
Theo đó, mức phí này tạm tính tối thiểu từ 5.5000đồng/m2 và tối đa là 16.000 đồng/m2 x diện tích phần sở hữu riêng của từng hộ dân/ tháng.
Khoản phí này gồm:
- Tiền điện và nước chung cho tòa nhà
- Tiện điện vận hành và hoạt động thang máy
- Tiền lương (phụ cấp) cho các thành viên của ban quản trị tòa nhà và các chi phí khác phục vụ cho hoạt động của Ban quản trị
- Phí dịch vụ các mục như: bảo vệ, vệ sinh, thu gom rác thải, chăm sóc cây cối, cảnh quan, phí gửi xe, bể bơi… được áp dụng theo quy định hiện hành của UBND Thành phố Hà Nội.
Xem thêm: Những yếu tố ảnh hưởng đến phí dịch vụ quản lý tòa nhà
2.7.3. Lưu ý khi áp dụng quy định về phí quản lý tòa nhà
Trường hợp các hộ dân, chủ sở hữu không thanh toán trong vòng 2 tháng hoặc liên tiếp vi phạm nội quy, quy định của chủ đầu tư thì đơn vị quản lý vận hành tòa nhà có quyền ngừng cung cấp các dịch vụ đến khi chủ sở hữu, người sử dụng thực hiện đầy đủ việc thanh toán đó.
2.8. Quy định về phần diện tích thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở hữu chung và sử dụng chung tòa nhà
Đây là hai khu vực được sử dụng nhiều nhất của tòa nhà. Các quy định quản lý tòa nhà cụ thể về hai khu vực này cũng cần có sự rõ ràng, minh bạch và nhất quán để công tác quản lý diễn ra trơn tru, mang lại hiệu quả.
2.8.1. Quy định về diện tích thuộc sở hữu riêng
Luật nhà ở 2014 quy định rõ:
- Phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu căn hộ bao gồm:
- Phần diện tích riêng bên trong căn hộ
- Lô gia gắn liền với căn hộ đó
- Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật gắn liền với căn hộ.
- Phần diện tích thuộc sở hữu riêng của các chủ sở hữu khác (nếu có) như diện tích các khu vực văn phòng, câu lạc bộ thể thao, siêu thị, cửa hàng mua sắm..
- Phần diện tích thuộc sở hữu riêng của các chủ đầu tư bao gồm các căn hộ chưa bán, các căn hộ do chủ đầu tư cho thuê và các công trình tiện ích khác….
2.8.2. Diện tích thuộc sở hữu chung
Diện tích và hệ thống hạ tầng kỹ thuật thuộc sở hữu chung và thuộc quyền sử dụng chung của các chủ sở hữu trong tòa nhà (chủ sở hữu các căn hộ, chủ sở hữu các diện tích khác, chủ đầu tư tòa tòa nhà), gồm:
- Hệ thống thang máy, hành lang chung, cầu thang bộ, lối đi chung, sảnh chờ…
- Sân, bãi để xe của tòa nhà
- Nhà cộng đồng, nhà sinh hoạt chung của tòa nhà nếu có
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài được kết nối với tòa nhà như: sân, hiên, vườn hoa,
- Các diện tích sử dụng chung khác của tòa nhà theo hợp đồng ký kết (nếu có)…
2.9. Quy định về việc sửa đổi, bổ sung bản nội quy quản lý sử dụng tòa nhà và một số quy định khác
Quy định quản lý tòa nhà là văn bản có sự đồng thuận thống nhất của Hội nghị tòa nhà, được công khai và áp dụng trực tiếp trong quá trình vận hành và quản lý tòa nhà. Nếu trong quá trình áp dụng các bên nhận thấy có những điều khoản không còn phù hợp, thì có thể tiến hành sửa đổi.
Tuy nhiên việc sửa đổi phải đảm bảo không vi phạm pháp luật và quy chế quản lý sử dụng tòa nhà do Bộ xây dựng ban hành. Đồng thời việc này cũng cần có sự đồng thuận và thống nhất bởi đa số các thành viên trong Hội nghị tòa nhà.
Xem thêm: Quản lý vận hành tòa nhà gồm những công việc gì?
Mỗi tòa nhà với công năng, diện tích và quy mô khác nhau, do đó Ban quản trị có thể điều chỉnh quy định và nội quy cho phù hợp nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về quy định quản lý tòa nhà, hãy liên hệ ngay với Pan Services Hà Nội để được tư vấn, hỗ trợ.
- Địa chỉ: Tầng Lửng, Tòa nhà Văn phòng HEID, Ngõ 12 Láng Hạ, P. Thành Công, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội, Việt Nam.
- Điện thoại: 0243 934 5199
- Hotline: 0866 95 11 95
- Email: hanoi@panservices.vn
- Website: https://panservices-hanoi.vn/
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để xếp hạng nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số vote: 1
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.