Công việc của ban quản trị chung cư đầy đủ, chi tiết

Ban quản trị chung cư là cầu nối giữa ban quản lý, cư dân và chủ đầu tư, có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản lý và vận hành tòa nhà. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết công việc của ban quản trị chung cư tại bài viết dưới đây nhé!

1. Ban quản trị chung cư là gì?

Tại Khoản 1 và 2 Điều 103 Luật Nhà ở 2014 đã nêu rõ:

Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc dưới 20 căn hộ có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu thì cư dân và chủ sở hữu có thể thống nhất là có hay không ban quản trị nhà chung cư. Trường hợp thống nhất có ban quản trị, việc thành lập được thực hiện như sau:

  • Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu: Thành phần Ban quản trị sẽ gồm người sử dụng nhà chung cư và địa diện chủ sở hữu chung cư.
  • Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu: Thành phần Ban quản trị nhà chung cư sẽ thực hiện theo quy định dưới đây:
  • Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên: Bắt buộc phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Thành phần Ban quản trị nhà chung cư sẽ bao gồm đại diện các chủ sở hữu, đại diện chủ đầu tư (nếu có). Nếu tại Hội nghị nhà chung cư có cả cư dân thì thành phần Ban quản trị nhà chung cư có thể gồm cả cư dân.
Cuộc họp của ban quản trị tòa nhà và nhân viên
Cuộc họp của ban quản trị tòa nhà và nhân viên

Trong quá trình tìm hiểu về công việc của ban quản trị tòa nhà chung cư nhiều người dễ nhầm lẫn vị trí này với vị trí của Ban quản lý tòa nhà. Để phân biệt rõ hai vị trí này bạn có thể tìm hiểu về công việc của ban quản lý tòa nhà chung cư tại đây.

2. Mô hình ban quản trị nhà chung cư

Đối với nhà chung cư có 1 chủ sở hữu, ban quản trị nhà chung cư được tổ chức theo mô hình tự quản.

Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu, ban quản trị nhà chung cư được tổ chức theo hình thức Hội đồng quản trị của công ty cổ phần hoặc mô hình quản trị của hợp tác xã. Ban quản trị sẽ thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, có tư cách pháp nhân và có con dấu.

Sơ đồ tổ chức mô hình quản trị nhà chung cư
Sơ đồ tổ chức mô hình quản trị nhà chung cư theo hội đồng quản trị của công ty cổ phần

Xem thêm: Mô hình quản lý chung cư nào HIỆU QUẢ nhất hiện nay?

3. Những công việc của ban quản trị chung cư

Về những công việc của ban quản trị nhà chung cư, Điều 104 Luật Nhà ở 2014 đã nêu rõ

3.1. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu

Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu các quyền và nghĩa vụ của Ban quản trị nhà chung cư gồm:

a) Giám sát, đôn đốc, nhắc nhở cư dân, chủ đầu tư, chủ sở hữu thực hiện đúng các quy định đề ra.

b) Quản lý và báo cáo kinh phí thu chi tại Hội nghị nhà chung cư.

c) Tại Hội nghị nhà chung cư, thống nhất các ý kiến để thống nhất mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư.

d) Ký kết hợp đồng quản lý vận hành nhà chung cư với chủ đầu tư hoặc ký hợp đồng với đơn vị quản lý nhà chung cư đã được Hội nghị nhà chung cư lựa chọn.

Trường hợp nhà chung cư thống nhất không cần có có đơn vị quản lý vận hành thì Ban quản trị nhà chung cư sẽ thực hiện việc thu, chi kinh phí quản lý vận hành theo thống nhất của Hội nghị nhà chung cư;

đ) Ký kết hợp đồng với đơn vị khác để bảo trì các hạng mục sinh hoạt chung của nhà chung cư và giám sát hoạt động bảo trì, bảo dưỡng. Việc bảo trì có thể do đơn vị đang quản lý vận hành hoặc đơn vị khác có năng lực bảo trì bảo đảm quy định của pháp luật về xây dựng thực hiện;

e) Thu thập các ý kiến, phản hồi của người dân về dịch vụ để tìm ra hướng giải quyết.

g) Xây dựng nếp sống văn minh, an toàn xã hội, giữ gìn trật tự nhà chung cư. Có thể yêu cầu sự trợ giúp từ chính quyền địa phương, tổ dân phố.

h) Thực hiện đúng các quy chế khi hoạt động được thống nhất tại Hội nghị nhà chung cư, không được tự ý thêm bớt thành viên ban quản trị.

i) Được trả lương, hưởng thù lao trách nhiệm theo thống nhất tại Hội nghị nhà chung cư.

k) Thực hiện các công việc khác không trái với pháp luật, được thống nhất tại Hội nghị nhà chung cư.

3.2. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu

Trường hợp nhà chung cư có một chủ sở hữu, Ban quản trị sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ tại các điểm a, e, g, h, i, k khoản 1 Điều này. Ngoài ra, ban quản trị chung cư có có trách nhiệm:

  • Xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh
  • Soạn thảo văn bản, cập nhật kế hoạch và hỗ trợ các trường hợp khẩn cấp
  • Giám sát an ninh, PCCC
  • Lập kế hoạch bảo trì chung cư
  • Đảm bảo cư dân nhận được các tiện ích phù hợp
  • Giám sát ngân sách bảo dưỡng, bảo trì chung cư
  • Giám sát các nhà thầu và tiến độ bảo trì.
  • Đào tạo đội ngũ nhân viên, chuyên viên..
  • Đánh giá hiệu suất của nhân viên, bổ sung, đào tạo nhân viên để phù hợp với hiệu suất công việc tại tòa nhà.
  • Giải quyết các khiếu nại, vấn đề phát sinh của cư dân.
  • Lưu trữ hồ sơ của cư dân.
  • Kiểm tra thường xuyên tòa nhà để kiểm soát các dấu hiệu hư hỏng hoặc hao mòn.
Công việc của ban quảng trị chung cư bao gồm quản lý hiệu suất của nhân viên
Ban quan trị có trách nhiệm đánh giá hiệu suất của nhân viên, bổ sung, đào tạo nhân viên để phù hợp với hiệu suất công việc tại tòa nhà

Xem thêm: Hệ thống quản lý chung cư thông minh Home ID từ Pan Services Hà Nội

Công việc của ban quản trị chung cư hiện nay hầu như dựa trên tinh thần tự nguyện, không phải công việc toàn thời gian. Chính vì vậy, nếu không có một đơn vị quản lý chuyên nghiệp đảm nhận sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng bộ phận ban quản trị bị quá tải, khó khăn trong công tác vận hành.

Việc quản lý và vận hành chung cư cần được thực hiện trơn tru, suôn sẻ và khoa học, đem lại cảm giác an toàn khi sinh sống tại tòa nhà cho cư dân. Pan Services Hà Nội có kinh nghiệm hơn 28 năm trong lĩnh vực quản lý, vệ sinh, là thành viên của tập đoàn Nihon Housing – Công ty hàng đầu Nhật Bản có lịch sử 60 năm hoạt động trong lĩnh vực quản lý bất động sản có trụ sở tại Tokyo.

Nếu bạn có thắc mắc về quản lý công việc của ban quản trị chung cư cũng như muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ quản trị chung cư, hãy liên hệ hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách cụ thể nhất.

Thông tin liên hệ:

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để xếp hạng nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số vote: 1

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

+1
Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÌNH LUẬN